Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

BÀI HỌC: TIN NÓNG - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH - VIDEO NHÓM

MỤC VỤ ĐƯA TIN 

TIN CHỮ

1.      Định nghĩa Tin tức

  • Sự kiện quan trọng vừa xẩy ra
  • Được kể lại theo văn phong báo chí
  • Được phổ biến tức thời.

2.      Đặc tính

  • Thời sự, mới lạ, cấp thời
  • Tác động, gần gũi, liên quan
  • Quan trọng, cần biết        
  • Xung đột, nổi tiếng
  • Ngắn gọn, súc tích trong ngôn từ và cách diễn tả.

3.      Phân loại

  • K mt s kin duy nht, din ra trong mt thi gian ngn và nhn mnh vào din biến cách khách quan.
  • Gm 5W và 1H (What - When - Where - Who - How - Why) vi cu trúc tháp ngược: đưa nhng gì quan trng ct yếu lên nhp đề và trin khai chi tiết trong thân bài.
  • Khách quan, không đưa ý kiến ca tác gi vào bn tin.
  • B cc: Nhp đề (What - When - Where), Thân bài (Who - How - Why), Kết lun (S kin kết thúc lúc nào, như thế nào, trong bi cnh nào). 

  • Nhn mnh vào nhân vt và khéo léo dùng t tht ngn gn để din t cm xúc ca các nhân vt cùng nhng din biến căng thng, vượt tr ngi đầy kch tính.
  • S đip và nhân vt (Li dn nhp - Nhân vt chính) là điu được nhc đến đầu tiên.
    • Tin mm ngn: chỉ kể một sự kiện duy nhất theo bố cục: Nhập đề (Dẫn nhập - Nhân vật chính - What - When - Where), Thân bài (Who - How - Why), Kết luận (Sự kiện kết thúc lúc nào, như thế nào, trong bối cảnh nào). vn mang tính khách quan, không có ý kiến ca tác gi
    • Tin mm ký s: kể một sự kiện duy nhất với nhiều chi tiết, hoặc kể một sự kiện diễn ra trong một thời gian dài.  
    • Tin mm phóng s: k v nhiu s kin xy ra nhiu nơi để minh ho cho mt ch đề, kèm thêm ý kiến riêng ca tác gi, nhm khơi gi suy nghĩ và xúc cm ca độc gi. Trong phóng s, nhng tr ngi, nhng kch tính và cm xúc được sp xếp mi lúc mt tăng thêm, cui cùng đi đến mt cao trào tt đỉnh đầy bc xúc, thúc đẩy phi đưa ra hướng gii quyết. Lưu ý: Ch đưa ý kiến riêng cách ngn gn sau khi đã trình bày nhng s kin có tht, vi nhng nhân vt, nơi chn có tên tui rõ ràng, din ra vào nhng thi đim rõ rt (ghi rõ năm, tháng, ngày, gi) vi nhng con s thông kê chính xác và nhng li phát biu được trích dn cách sng động, độc đáo, sc bén... 

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

BÀI HỌC: TRUYỀN THÔNG - KHÁI NIỆM VÀ LINH ĐẠO

I. KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG

1.      Ý niệm, yếu tố & diễn tiến truyền thông

      Truyền thông là nói: nói bằng lời, bằng cử chỉ, bằng nhiều phương tiện truyền thông…

     yếu tố làm thành diễn tiến (hiện tượng) truyền thông: sứ điệp, người gửi sứ điệp, người nhận sứ điệp, mã hoá tư tưởng thành sứ điệp, giải mã sứ điệp, kênh (phương tiện truyền thông) và phản hồi.

2.      Phương tiện truyền thông

         Có vô số phương tiện truyền thông, có thể chia thành 3 loại chính:

o    Văn hoá trực diện: diện đối diện, ca múa nhạc kịch

o    Media: sách báo, hình ảnh, phim ảnh (1895), phát sóng (1900, 1925), điện thoại, CD/DVD, internet (1974, 1983, 1997)

o    Mạng xã hội: Facebook, Twitter, YouTube…

3.      Bản chất truyền thông và thần học truyền thông

         Muốn đạt tới bản chất truyền thông, một hiện tượng truyền thông (7 yếu tố) cần có thêm 2 yếu tố nữa là: “chung” và “cho”. 

         Thiên Chúa không chỉ truyền thông một sứ điệp, mà còn truyền thông chính bản thân Ngài như quà tặng "cho" con người, nhờ đó con người có thể "chung chia" mọi sự với Ngài.

         Chúa Ba Ngôi, tự bản chất là truyền thông và truyền thông trọn vẹn (cho nhau mọi sự) khiến Ba Ngôi chỉ còn Một Bản Tính duy nhất (chung), cho dù vẫn luôn phân biệt được là Ba Ngôi. 

         Truyền thông nơi Thiên Chúa mang lại:

o    Bữa tiệc tình yêu

o    Niềm vui & Bình an

o    Sự sống phong phú

         Thiên Chúa truyền thông ra bên ngoài với những hoạt động Tạo dựng, Mạc khải, Nhập thể, Cứu độ…

         Tội lỗi cũng chính là truyền thông nhưng để hủy hoại truyền thông, cắt đứt mối dây truyền thông giữa Thiên Chúa với con người, huỷ hoại mối dây truyền thông giữa người với người, giữa người với các thụ tạo. Tội lỗi mang lại:

o   Bữa tiệc của hận thù 

o   Lạc thú & Bất an

o   Sự chết & Hủy hoại

         Ngôi Hai nhập thể để nối lại mối dây truyền thông giữa Thiên Chúa và loài người. Chúa Giêsu chính là nhà Truyền Thông trọn hảo. Bí tích Thánh Thể là tột đỉnh của Truyền Thông. Và Giáo Hội được gọi và sai đi để tiếp tục công việc truyền thông của Chúa Ba Ngôi, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để Thiên Chúa có thể mạc khải và nhập thể ngay ở đây và lúc này, trong nơi mọi lúc. 

II. LINH ĐẠO TRUYỀN THÔNG

o    Linh đạo là con đường linh thiêng, giúp ta nên thánh, nên hoàn thiện.

o    Để nên hoàn thiện, nên thánh khi sử dụng các phương tiện truyền thông, ta cần biết Linh đạo Truyền Thông là gì.

o    Linh đạo Truyền Thông là cách thức sử dụng phương tiện truyền thông[1] cùng với Chúa Giêsu[2], trong Chúa Ba Ngôi, theo sự soi sáng của Chúa Thánh Thần[3], dưới sự chỉ đạo của Giáo Hội[4] để thực hiện châm ngôn:  “Tích cực loan báo Tin Mừng[5], hiệp thông xây dựng văn minh Tình Thương[6].”

o    Nội dung cốt yếu của Linh đạo Truyền Thông được diễn tả trong “Kinh Truyền Thông”, đã được Đức Hồng y GB. Pham. Minh Mẫn phê duyệt (imprimatur), và được phổ nhạc thành bài hát “Tâm ca Truyền Thông” để các thành viên truyền thông sử dụng mà cầu nguyện mỗi ngày. “Kinh Truyền Thông” cho thấy Chúa Giêsu chính là mẫu gương truyền thông trọn hảo[7] mà ta cần noi theo, Bí tích Thánh Thể chính là đỉnh cao của Truyền Thông, và Lời Chúa[8] chính là niềm say mê để suy gẫm mỗi ngày nếu muốn nên thánh khi truyền thông.

o    Nội dung của Linh đạo Truyền Thông đã được Giáo Hội triển khai trong nhiều văn kiện Truyền thông (vd. Inter MirificaCommunio et ProgerssioAetatis NovaeGiáo hội và Internet...), trong các sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội, trải dài trong nhiều năm qua.   

o    Để giúp thấm nhuần Linh đạo Truyền Thông, Ban Mục vụ Truyền Thông đã thực hiện logo, châm ngôn, các bài hát, các bài múa cử điệu… trong đó có video ‘Sống Linh Đạo Truyền Thông’ mà các thành viên truyền thông cần xem để có thể tự mình hát được. 

o    Các thành viên truyền thông cũng cần thể hiện linh đạo truyền thông qua những tác phẩm truyền thông của mình mà họ lưu giữ trong Tủ sách online của họ.

o    Để làm tông đồ truyền thông cho Giáo Hội, các thành viên truyền thông còn phải biết hệ thống cơ cấu truyền thông trong Giáo Hội, cũng như những hoạt động và tình hình truyền thông tại Giáo hội địa phương của mình. 

CHÚ THÍCH

[1] Communio et Progressio 2
[2] Communio et Progressio 18; Aetatis Novae 6; The Rapid Development 5
[3] Communio et Progressio 8
[4] Communio et Progressio 11b, 104, 105, 116, 117,125; Aetatis Novae 6, 8
[5] Communio et Progressio 10b, 126, 128, 182; Aetatis Novae 9, 11
[6] Communio et Progressio 116a, 117b; Aetatis Novae 6b; The Rapid Development 6
[7] Communio et Progressio 11a
[8] Communio et Progressio 11b

TÀI LIỆU CẦN NGHIÊN CỨU

Vigilanti Cura (1936): Về phim ảnh
Miranda Prorsus (1957): Về phim ảnh, truyền thanh & truyền hình
Inter Mirifica (1963): Sắc lệnh của Công đồng Vatican II về Truyền thông xã hội
Communio et Progerssio (1971): 'Đại Hiến Chương' của Truyền thông Công giáo
Aetatis Novae (1992): Vai trò & Kế hoạch Truyền thông
Đạo đức trong quảng cáo (1997)
Đạo đức trong truyền thông (2000)
Giáo Hội và Internet (2002)
Đạo đức trong Internet (2002)
Sứ điệp của ĐTC Phaolô VI nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần đầu (
1967): Giáo hội & Truyền thông xã hội
Sứ điệp của ĐTC Gioan Phaolô II nhân ngày Thế Giới Truyền thông xã hội năm 2005: Phát triển nhanh chóng

Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân ngày Thế Giới Truyền thông xã hội năm 2010: Linh mục & Truyền thông hiện đại
Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2011: Thời đại kỹ thuật số
Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2012: Thinh lặng và Lời nói
Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2013: Mạng xã hội
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2014: Văn hóa Gặp gỡ
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2015: Truyền thông trong Gia đình
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2016: Lòng thương xót
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2017: Hy vọng và Tin tưởng
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2018: Tin giả & Hòa bình
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2019: Chi thể của nhau
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2020: Cuộc sống trở thành câu chuyện
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2021: Truyền thông bằng cách gặp gỡ

Giáo hội trước những thách đố của không gian mạng

Giới thiệu sách "Truyền thông trong Mục vụ và Truyền giáo" của Lm. Franz-Josef Eilers, SVD
"TT trong MV và TG" (1): Mục vụ, Sứ vụ, Thần học, Linh đạo Truyền thông

"TT trong MV và TG" (2): Giáo hội & Quan hệ Công chúng
"TT trong MV và TG" (3): Đạo đức, Đào tạo, Văn kiện, Cơ cấu Truyền thông 
"TT trong MV và TG" (4)
Mục vụ, Giảng thuyết, Phụng vụ, Huấn giáo, Kinh Thánh, Phục vụ
"TT trong MV và TG" (5)
Truyền thông cấp Giáo xứ, Giáo phận, Quốc gia, Quốc tế
"TT trong MV và TG" (6): Trực diện, Truyền thống, Nhóm, Báo chí, Phát sóng, Điện ảnh, Video, Internet
"TT trong MV và TG" (7)
Kế hoạch, Xử lý Khủng hoảng
"TT trong MV và TG" (8)
Rao giảng Tin Mừng
"TT trong MV và TG" (9): Văn kiện 'Ecclesia in Asia, Tiến trình rao giảng
"TT trong MV và TG" (10): Đối thoại, Liên văn hóa, Phương tiện TT, Kế hoạch đào tạo.

GIẢNG VIÊN: Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền

LỚP MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG TỔNG QUAN - HK1

NỘI DUNG