Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

BÀI TẬP PHÓNG SỰ: NIỀM VUI TRONG SA MẠC (P1)

1. Thu thập thông tin

Từ các thành viên trong nhóm: Ngọc Trâm - Thanh Trúc

"Tâm trí con người nghĩ ra đường lối, còn Đức Chúa hướng dẫn từng bước đi" - Cn 16,9

NGỌC TRÂM: HÀNH TRÌNH ĐÊM TÌM VỀ "MỐI TÌNH LẠ"

Sa mạc ở mỗi giai đoạn cho mình rất nhiều bài học khác nhau, và Hành trình sa mạc gần nhất đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mình. 

Ở cấp 1 và cấp 2, cũng như các Hành trình sa mạc mình được cộng tác, hầu như đều được tổ chức vào buổi sáng, riêng tại sa mạc Golgotha - cấp 3 này, mình được trải nghiệm một chuyến "Hành trình sa mạc đêm" vô cùng lạ lẫm.

Lạ ở chỗ, chúng mình phải lọ mọ tìm đường trong bóng tối, giải mật thư trong bóng tối, vượt qua thử thách dù tầm nhìn không hề ổn tí nào. Ánh sáng duy nhất chúng mình được mang theo là một ngọn đuốc nhỏ - chỉ đủ để soi tìm đường. 

Lạ ở chỗ, chúng mình không được đi lại bình thường, mà phải khiêng 1 "người bệnh nặng" trên 1 cáng cứu thương tự chế, và phải luôn khiêng người đó trong suốt các thử thách của cuộc hành trình. Tưởng dễ mà ai cũng mệt "xỉu lên xỉu xuống"!

Hành trình ấy "lạ" từ khi bắt đầu, đến lúc kết thúc chúng mình vẫn không hiểu tại sao phải khiêng bạn mình lâu đến như vậy, không có trạm nào để "chữa" cho bạn mình luôn ấy.

Và...

Trạm cuối cùng là nơi mọi thứ được sáng tỏ. Sa mạc sinh chúng mình thu nhặt những bông hoa lạ từ thử thách ở các trạm, những bông hoa ấy dẫn chúng mình đến gặp một Người Cha - hình ảnh không xa lạ đối với mỗi người chúng ta - nhưng đối lúc cảm xúc của chúng ta về người cha bị mai một, thờ ơ... Hình ảnh Người Cha im lặng trước mọi biến cố, âm thầm săn sóc bảo vệ gia đình nhỏ của mình, hình ảnh Người Cha đưa Mẹ và Con trẻ chạy trốn sang Ai Cập để lánh nạn. Cuộc đời của Người Cha ấy là những sự lặng im nhưng không hề mờ nhạt, vì nếu không có Ngài thì có lẽ Con trẻ đã bị quân lính tìm giết, như thế chẳng còn Đấng Cứu độ hi sinh trên Thập giá vì tội lỗi nhân loại nữa rồi. Người Cha với Mối tình câm - tình yêu lặng im thật lạ nhưng vô cùng "thơm ngát" như nhành hoa dạ lai hương mà Người Cha - cũng chính là Thánh Giuse đáng kính của chúng ta - hay được tạc tượng, họa tranh cùng.


Hành trình sa mạc khép lại đã đọng trong lòng chúng mình rất nhiều cảm xúc, đặc biệt nhất là việc mình gánh bạn mình cũng như Thánh Giuse gánh Mẹ Maria và Con trẻ Giêsu, các Ngài đã trải qua hành trình dài lánh sang Ai Cập hẳn đã gặp rất nhiều khó khăn, ấy vậy mà chẳng thấy Ngài than vãn lời nào, còn chúng mình thì... Như một lời nhắn nhủ, các anh chị trong Ban sinh hoạt cũng như Ban điều hành Sa mạc mong rằng chúng mình sẽ noi gương Người Cha ấy, yêu thương săn sóc cho các em Thiếu nhi ân cần, chu đáo, không nề hà, than van; bên cạnh đó chúng mình cũng cần có lòng biết ơn và thể hiện sự biết ơn ấy đến người cha tại chính gia đình mình, các ngài cũng đã yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng chúng ta nên người bằng hết khả năng của các ngài.


THANH TRÚC: TRƯỞNG THÀNH TRONG SA MẠC

Cảm xúc mỗi khi đi trại rất vui và hào hứng

Từ ngày chuẩn bị cho đến lúc lên xe đi sa mạc cùng các em của xứ đoàn lúc nào cũng nôn nao. Thậm chí là không ngủ được vì mình sắp được đi Sa Mạc 😍

Khi là sa mạc sinh cũng phải lo cho các bạn cùng đội, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, chuẩn bị tham gia Hành trình SM đủ thứ công việc không tên nhưng rồi cảm xúc đó cứ thôi thúc mình làm và lúc nào cũng vui vẻ 🤣 có đôi khi tức giận thành viên của đội vì không chịu làm theo ý của các trưởng mà bị phạt nhưng rồi không có chúng nó thì thấy thiếu lắm.

Kỷ niệm khó quên mỗi khi đi sa mạc đó là được tham dự giờ chầu thánh thể, giờ cầu nguyện Taize cùng các em để lắng đọng tâm hồn mình và suy tư trò chuyện cùng Chúa làm cho bản thân mình cảm thấy có sự nhẹ nhàng và bình an hơn.

Khi lớn lên là Huynh trưởng vào ban tổ chức các Sa mạc của Xứ đoàn thì trách nhiệm lại nhiều hơn, công việc nhiều hơn nên thấy có mệt nhưng vui và được nhiều kỷ niệm với các em.


XUÂN THỤY: SA MẠC ẤM ÁP

“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”.

Vào lúc 13 giờ ngày 09/08/2019, 140 sa mạc sinh (SMS) đã tập trung đông đủ tại Giáo xứ Thánh Cẩm để tham dự sa mạc Huấn Luyện Huynh trưởng cấp 1 Horeb 73.

Sau thủ tục nhập sa mạc, các SMS bước vào các thử thách đầu tiên: Làm bài khảo sát Tiền sa mạc, và ngay sau bài khóa về kỹ thuật trại, các SMS phải dựng cho đội mình một cái lều, “mái ấm của đội” trong ba ngày sinh hoạt. Vốn tuổi trẻ hăng say đầy nhiệt huyết, thật nhanh chóng, các bạn đã phát huy tinh thần đồng đội giữa các SMS vừa mới gặp, đến từ các xứ đoàn khác nhau trong giáo phận và các giáo phận bạn như Xuân Lộc, Vĩnh Long. Vì vậy, các lều xinh xắn, đạt yêu cầu được dựng lên. Tiếp đến là nghiêm tập: trật tự, im lặng chạy, quay phải, quay trái, quay sau… để kịp giờ khai mạc.

Vào lúc 15 giờ, nghi thức khai mạc sa mạc diễn ra thật trang nghiêm với sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Minh Đức Tuyên úy sa mạc, cha Giuse Đào Hoàng Vũ Sa mạc trưởng, các cha. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các Huấn luyện viên liên đoàn và các huynh trưởng (HT) phụ trách trong các tiểu ban của sa mạc.

Cha tuyên úy sa mạc tuyên bố ý lực của ngày đầu sa mạc là “Cầu nguyện”. Trong các ngày sa mạc, ngoài các giờ sinh hoạt và cầu nguyện chung, các SMS cần tìm các giây phút tĩnh lặng như trong giờ “Sưởi ấm Thánh Thể” để cầu nguyện và lắng nghe tiếng Chúa vì “Thiên Chúa nói trong thinh lặng” (ĐTC Biển Đức).

Các Thánh lễ và giờ Chầu Thánh Thể trong sa mạc nhắc nhở các SMS về tôn chỉ của phong trào là Sống Lời Chúa và Kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể, đồng thời cũng dẫn dắt các SMS vào tinh thần của sa mạc. Trong bầu khí sốt mến, giữa khung cảnh tĩnh lặng của sa mạc, SMS đã mở lòng ra với Chúa Giêsu Thánh Thể để lắng nghe Người bảo ban dạy dỗ.


Sáng ngày thứ hai trong hai ngày rưỡi sa mạc Huấn Luyện, các bạn khởi đầu một ngày mới với tiếng nhạc vui tươi của giờ tập thể dục.

Tiếp đến, các bạn chuẩn bị về lều của đội mình, dọn dẹp lại lều chuẩn bị cho phần thăm hỏi của Qúy Cha và Các Trưởng trong Ban Điều Hành (BĐH).

Dùng xong bữa sáng các bạn chỉnh trang đồng phục để tham dự nghi thức chào cờ đầu ngày. Lúc này các bạn lắng nghe những lời đúc kết của Sa Mạc Phó (SMP) cũng như lời động viên của BĐH sa mạc cho ngày thứ hai được trao ý lực: “NGÀY THÁNH THỂ”. Niềm vui tiếp tục được nối tiếp khi có một số đội nhận được tua thi đua trong ngày đầu của sa mạc.

Kết thúc giờ chào cờ, các bạn tham dự Thánh lễ kính nhớ thánh Lôrensô (cũng là tên đội của mình í) hình ảnh “hạt lúa gieo vào lòng đất” nói về sự hy sinh của người môn đệ của Chúa Kitô.

Hành trình của các SMS trong ngày thứ hai sau Thánh lễ chính là hai bài khóa “Tổng quát về phương pháp hàng đội” và “Cách lãnh nhận Lời Chúa”. Qua các bài khóa, các bạn SMS đến với phần sinh hoạt chung từ Ban Sinh Hoạt.

Tinh thần hăng say và nhiệt huyết đưa các bạn tham dự hai bài khóa “Khung cảnh Thánh Kinh” và “Lửa thiêng Thánh Thể”. Bài khóa mang đến cho các bạn SMS chất liệu phù hợp, sinh động, biết được cách thức để thực hiện đêm Lửa Thiêng. Và phần được mong đợi nhất trong ngày thứ hai đã đến. Đó chính là đêm Lửa Thiêng Thánh Thể với chủ đề “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” đêm lửa thiêng thiêng tái hiện lại những câu chuyện về những gia đình tiêu biểu trong Thánh Kinh. Để từ đó các SMS sống theo những giá trị tốt đẹp của gia đình. Các tiết mục đã mang lại bầu không khí linh thiêng, kéo dài đến phần “Mang lửa về tim” với những nến lửa cháy sáng, các bạn dâng lên Chúa một ngày đã qua với những ưu tư, niềm vui, lo âu, hy vọng. Sau giấc ngủ ngon sáng mai thức dậy các bạn sẽ tiếp tục hành trình chinh phục bản thân, vươn lên ngọn đuốc hồng.

Câu hỏi ngày xưa Chúa hỏi các tông đồ: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” trong bài Tin Mừng (Mt 16,13-20) cũng là câu hỏi ngày nay Chúa đặt ra cho mỗi SMS. Cũng đã nhiều lần, có lẽ SMS cũng mạnh mẽ tuyên xưng đức tin của mình nhưng có thể chỉ trong phút chốc và trên môi miệng. Giờ đây, các SMS chân thành xin Chúa thứ tha vì đã quá thờ ơ với việc sống Lời Chúa, thiếu trách nhiệm không làm chứng tá cho Chúa trong môi trường sống, không năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể.

Chuẩn bị tinh thần cho sứ mạng mới khi hoạt động tại xứ đoàn, cha sa mạc trưởng nhắn nhủ không phải với chứng chỉ HT sắp lãnh nhận hay nhờ tài giỏi mà có thể thuyết phục các em. Nhưng cần phải cầu nguyện và hy sinh phục vụ trong khiêm tốn. Thử tìm hiểu vì sao Thánh Phêrô có thể tuyên xưng Chúa, chắc chắn là do Chúa ban cho. Nhưng còn điều quan trong khác là nơi chính bản thân của thánh nhân, hẳn là ông phải có con tim thao thức và khối óc suy nghĩ về Thầy qua những giây phút vinh quang mà dân chúng tôn vinh Thầy là Vua, và những lúc dân chúng vì ganh tị mà ném đá Thầy. Trải qua những kinh nghiệm sống, ông đã vượt lên những cảm giác của con người, để cảm nhận được đức tin của mình và tuyên xưng Thầy là Đức Kitô… Cũng thế, SMS sẽ gặp những trở ngại thử thách khi về xứ đoàn, từ phía các bề trên, từ các đồng nghiệp và từ các em thiếu nhi. Khi đó, SMS phải khẳng định tôi làm việc cho ai, vì ai, như thế mới có thể quyết tâm làm việc hết mình và hết tình.

Vào sa mạc không học đủ những gì cần thiết để làm HT. Trong cả đời sống của mình, HT cần phải học hỏi, trau dồi luôn để trang bị cho mình nền tảng cần phải có và nhất là phải cầu nguyện luôn. Cầu nguyện mới có thể đối mặt và vượt qua những thăng trầm của cuộc sống.

Vâng, để xứng đáng là “tương lai” của xã hội và Giáo hội, “hiện tại” của giới trẻ cũng như thiếu nhi cần được quan tâm chăm sóc và dạy dỗ. Chúa Giêsu rất yêu thương và mong muốn thiếu nhi đến với Ngài nhưng còn nhiều thiếu nhi chưa biết đến Chúa là Tình Yêu. SMS nguyện học theo gương Chúa Giêsu, Thầy Chí Thánh, để có thể dẫn dắt các em đến với Chúa.

Ba ngày sa mạc trôi qua rất nhanh, có những bài khóa hay có những sinh hoạt vui nhưng cũng đầy mệt nhọc, vất vả. Tất cả đã giúp SMS tìm lại chính mình, cảm nghiệm tình Chúa bao la, mênh mông như biển Thái Bình và hồng ân Chúa luôn tuôn tràn nâng đỡ, chở che trong vòng tay thương mến của Ngài. Với thân phận đơn sơ nhỏ bé, SMS chỉ biết tri ân, tán tụng Chúa bằng cả cuộc sống hy sinh, dấn thân, đáp lại lời mời gọi làm HT.

Trước khi bế mạc, các SMS tham dự Nghi thức Sai đi thật nghiêm trang và cũng thật cảm động. Các SMS được nghe lại lệnh truyền của Chúa trước khi về trời. Giây phút cảm động nhất là sau khi các SMS, tháo bỏ chiếc khăn dự trưởng thắm đậm mồ hôi, vất vả của ba ngày sa mạc, và cúi xuống để được cha tuyên úy choàng chiếc khăn quàng trên vai. Cúi xuống để nhận lãnh trách nhiệm mới: “Phục vụ trong yêu thương và vâng phục”. Giờ đây, trong vai trò HT, mang trên vai chiếc khăn quàng mới in hình thánh giá, các HT quyết tâm vác thập giá mình, theo Chúa thực hiện sứ mạng mới lãnh nhận: Giới thiệu Chúa Giêsu cho các thiếu nhi và dẫn dắt thiếu nhi đến với Chúa Giêsu.

Sa mạc kết thúc lúc 18h30 nhưng các tân huynh trưởng SMS chưa muốn ra về và trời như cũng muốn ưu đãi các HT, bầu trời sa mạc vẫn trong xanh trong khi ở những nơi khác trong thành phố, cơn mưa to sau nhiều ngày nắng hạn đang trút xuống. Máy hình thi nhau chớp những bức ảnh lưu niệm để nhớ những ngày cùng sống bên nhau, cùng được đào luyện. HT nào cũng muốn chụp ảnh với cha Sa mạc trưởng để về khoe với cha xứ và cha tuyên úy.

Như lời kinh huynh trưởng mà các HT vẫn luôn hát, nguyện xin Chúa Giêsu Thánh thể, Vị Huynh Trưởng Tối Cao, giúp các HT biết “Hy sinh không cần báo đáp, luôn xông pha không ngại bão táp, đẹp ý Cha trên trời trong tình thương yêu hết mọi người”.

Được biết khóa Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp 1 Horeb 73 kéo dài trong vòng ba ngày 9-10-11/08/2019 với sự có mặt của 140 SMS.

 

 



Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

BÀI HỌC: KỶ YẾU GIÁO XỨ & VĂN KIỆN CỦA GIÁO HỘI VỀ TRUYỀN THÔNG

Năm 1936, văn kiện Vigilanti Cura của Đức Giáo hoàng Piô XI về phim ảnh đã mở ra một chuỗi những văn kiện tích cực của Hội Thánh về truyền thông xã hội.

Sau đó, năm 1957, có văn kiện Miranda Prorsus của Đức Piô XII về các phương tiện điện tử, kể thêm truyền thanh và truyền hình vào với phim ảnh. Văn kiện rất sâu sắc này đã trở thành nguồn gợi hứng cho Sắc lệnh về Truyền thông Xã hội của Công đồng Vatican II.

Văn kiện Inter Mirifica (1963) của Công đồng Vatican II trước tiên được đưa ra cho các Nghị phụ Công đồng xem xét và đã được cắt ngắn từ 144 đoạn xuống chỉ còn 24 đoạn để chỉ giữ lại các điểm cơ bản, nhưng với một đòi hỏi rõ ràng (IM 23) là: Uỷ ban Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội sẽ cử một ban chuyên môn soạn thảo một Huấn thị Mục vụ chi tiết.

Chính Uỷ ban Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội này - cũng là kết quả từ các nghị quyết và đề nghị của Công Đồng, và là một cơ quan thường trực về truyền thông (IM 19) - đã soạn Huấn thị Communio et Progressio. Huấn thị Communio et Progressio được xuất bản năm 1971. Văn kiện này gồm 187 đoạn và được viết dựa trên các nguyên tắc của Sắc lệnh Công đồng Vatican II. Huấn thị này được coi là một trong số các văn kiện hay nhất của Hội Thánh về Truyền thông Xã hội từ trước tới nay.

Khoảng 20 năm sau khi Huấn thị này ra đời, một Huấn thị Mục vụ thứ hai là Aetatis Novae được xuất bản năm 1992 để kỷ niệm, bổ túc và tiếp nối Huấn thị 1971. Điều này cũng được ghi rõ trong phụ đề của Huấn thị là được ban hành “nhân kỷ niệm năm thứ 20 Huấn thị Communio et Progressio”.

Theo sau việc đưa vào hằng năm Ngày Thế giới Truyền thông xã hội qua Sắc lệnh Inter Mirifica của Vatican II (số 18), kể từ đó các Đức Giáo Hoàng hằng năm đều gửi một sứ điệp cho ngày ấy với một chủ đề đặc biệt. Sưu tập các thông điệp này là một kho tàng được thêm vào cho các giáo huấn của Hội Thánh về Truyền thông Xã hội, đặc biệt trong khía cạnh mục vụ của nó (xem thêm ở Phần II, 4.3.6).

Ngoài hai văn kiện chính thức này của Huấn Quyền và của Công đồng Vatican II, còn có các tài liệu khác của Thánh bộ Truyền Thông (tên cũ là Uỷ ban / Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội) về các đề tài và các mối quan tâm đặc biệt. Chẳng hạn, chúng ta có một văn kiện về “Khiêu dâm và Bạo lực: Một Phản ứng Mục vụ” (1989) và một về “Các tiêu chuẩn về hợp tác đại kết và liên tôn trong Truyền thông” (1989). Cũng có các bản văn về Đạo đức trong Quảng cáo (1987), trong Truyền thông (2000) và trên Internet (2002). Còn có một văn kiện về “Hội Thánh và Internet” (2002). Tất cả các văn kiện này phản ánh một mối quan tâm mục vụ sâu xa và rất có ích trong các vấn đề mà các tựa đề nói lên.

Các cơ quan khác tại Toà Thánh cũng như các Hội đồng Giám mục, Liên Hội đồng các Giám mục Châu Á (FABC), và từng giám mục một cũng thỉnh thoảng công bố các văn kiện và các suy tư có thể nâng đỡ và soi sáng cho việc truyền thông mục vụ và truyền giáo và một phần đặt chúng trên cấp địa phương.

Để tham khảo bản văn đầy đủ của các văn kiện, xem: Franz-Josef Eilers (Chủ biên): Church and Social Communication. Basic Documents, 2nd Edition, (Logos/Divine Word) 1997, và: Supplement I, Basic Documents 1998-2002, Manila 2002.

Franz-Josef Eilers, svd, Communicating in Ministry and Mission, 3rd Edition, p. 85-87 

Nguồn: Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

BÀI HỌC: TỦ SÁCH ONLINE & MỤC VỤ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

TỦ SÁCH ONLINE

Cách tạo tủ sách online sử dụng Blogger theo HD của Cha Hiền

MỤC VỤ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

I.   ĐỊNH NGHĨA PR (PUBLIC RELATIONS)

PR là một kế hoạch sử dụng mọi phương tiện truyền thông sẵn có để tạo mối quan hệ tốt giữa thân chủ của mình với một công chúng được xác định.

Người làm PR phải tạo được nơi công chúng những hình ảnh đẹp và dư luận tốt về thân chủ của mình để công chúng tín nhiệm và ủng hộ những hoạt động và sản phẩm của thân chủ mình.

Mục đích của PR chính là giúp hai bên - thân chủ và công chúng - cùng có lợi, cùng hạnh phúc; đồng thời chân lý và tình yêu được thể hiện ngay trong những diễn tiến và thành quả của PR.

II.   PR & TRUYỀN GIÁO

Truyền giáo chính là làm PR cho Chúa và Giáo hội, là lên được kế hoạch (x. Êphêsô 1,9-11; Gioan 17,1) sử dụng mọi phương tiện truyền thông sẵn có để tạo được nơi công chúng của mình những hình ảnh đẹp (x. Colôsê 1,15) và công luận tốt (x. Matthêu 16,13) về Chúa và Giáo hội để công chúng tín nhiệm (tin cậy mến) và ủng hộ (gắn bó) Thiên Chúa và Giáo hội (x. Mc 9, 39 - 40).

Các thánh viên truyền thông cần học hỏi, nghiên cứu để áp dụng các phương pháp và các kỹ thuật rất tốt đẹp của chuyên ngành PR mà loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu hơn trong thế giới hôm nay bằng những kế hoạch truyền thông được thiết kế có bài bản. Làm như thế cũng là để noi gương Thiên Chúa, Đấng đã lên cả một kế hoạch từ đời đời để cứu độ nhân loại.

Tất nhiên, khi lên kế hoạch chi tiết để truyền giáo và truyền thông, con người không được chỉ dựa vào những tính toán kỹ thuật tỉ mỉ của mình mà trên hết phải dựa vào sự soi sáng khôn ngoan của Chúa Thánh Thần và chuẩn bị tinh thần mở ngỏ hầu có khả năng đón nhận những hoạt động tự do rất bất ngờ của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn luôn lớn hơn, phong phú hơn mọi kế hoạch của con người (x. Ga 3,8; ĐTC: căn bệnh thứ tư của Giáo triều).

III.  DIỄN TIẾN CỦA PR

Công việc PR được diễn tiến qua 4 giai đoạn: nghiên cứu, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch truyền thông và lượng giá:

NGHIÊN CỨU

A. KỸ THUẬT

1. Nghiên cứu con người

a. Phỏng vấn cá nhân
b. Tiếp xúc với nhóm trọng điểm
c.  Phân tích các phản hồi
d. Phân tích dữ liệu có sẵn

2. Nghiên cứu sự kiện: điển cứu

3. Nghiên cứu môi trường

4. Nghiên cứu truyền thông.

B. PHƯƠNG PHÁP

1. Bản câu hỏi & cách tiếp cận

2. Định lượng & định tính

3. Sơ cấp & thứ cấp, bài bản & linh động

4. Đạo đức trong nghiên cứu.

LÊN KẾ HOẠCH

A. PHÂN TÍCH

1. Phân tích SWOT

2.  Tầm nhìn & Sứ mạng (Vision & Mission)

3.  Mục đích & Mục tiên (Purpose & Goals)

4. Chiến lược & Chiến thuật (Strategy & Tactics).

B. XÁC ĐỊNH

1. Lịch trình & Nguồn tài nguyên ( Schedule & Resources)

2. Lượng giá (Evaluation)

3. Cấu trúc (Structure)

4. Tóm tắt cho lãnh đạo (Presentation).

THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG

A. TRUYỀN THÔNG CÓ KIỂM SOÁT

1. Quảng cáo

2. Bộ tư liệu truyền thông

3. Kỹ năng mềm

4. PR Lời Chúa

B. TRUYỀN THÔNG KHÓ KIỂM SOÁT

1. Quan hệ với giới truyền thông

2. Tổ chức sự kiện

3. Tài trợ

4. Xử lý khủng hoảng.

LƯỢNG GIÁ

A. TIÊU CHÍ

1. Định lượng

2. Định tính

B. ĐO LƯỜNG

1. Thái độ

2. Nhận thức

3. Hành vi

4. Lan truyền.

IV.  TỔ CHỨC SỰ KIỆN

1. Khái niệm

Tổ chức sự kiện là tổ chức giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, học hỏi, hội thảo, cầu nguyện, tĩnh tâm, liên hoan… nhân một sự kiện đặc biệt xảy ra vào một thời điểm nhất định, với một mục đích đặc biệt. Công việc tổ chức này giúp mọi người tham dự hiểu biết hơn về một đối tượng (nhân vật, tập thể, thương hiệu, sản phẩm) và giúp cho công chúng biết đến đối tượng khi giới truyền thông đưa tin về sự kiện này. Đây là một dạng hoạt động PR rất quan trọng.

 Đối với các tín hữu sống trong một giáo xứ, các sự kiện quan trọng trong năm của giáo xứ cần phải được tổ chức là:

  • Tĩnh tâm mùa Vọng, mùa Chay.
  • Thánh lễ Giáng sinh, Phục Sinh.
  • Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu.
  • Khai giảng & bế giảng các lớp giáo lý.
  • Bổn mạng Giáo xứ, Giáo khu, đoàn thể, Cha xứ…
  • Các Đại hội.
  • Tiếp sức mùa thi.
  • Đức Giám mục về ban phép Bí tích Thêm sức, Bao đồng…
  • Khánh thành một công trình xây dựng.
  • Kỷ niệm ngân khánh, kim khánh…

Lễ bổn mạng giáo xứ có thể được coi là sự kiện đỉnh cao của giáo xứ. Mục đích tổ chức lễ mừng bổn mạng giáo xứ:

  • Đánh giá các hoạt động của giáo xứ trong năm qua, rút ra những ưu khuyết điểm.
  • Tuyên dương những đóng góp xuất sắc.
  • Đưa ra phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo.

2. Những việc phải làm khi tổ chức sự kiện

  • Lên kế hoạch chiến lược
  • Liệt kê tham dự viên
  • Liệt kê cơ hội & khó khăn
  • Liệt kê công việc
  • Liệt kê tài chánh
  • Liệt kê hậu cần
  • Liệt kê hoạt động truyền thông
  • Liệt kê cơ cấu nhân sự
  • Thực hiện
  • Đánh giá
  • Cám ơn.

3. Các việc cần nhớ

  •  Bí quyết thành công
  •  Mục đích sự kiện
  •  Lường trước những khó khăn
  •  Theo sát các bản liệt kê
  •  Kế hoạch tài chánh
  •  Kế hoạch truyền thông
  •  Kế hoạch nối kết nhân sự
  •  Mừng công & Cám ơn.

4. Thời khoá biểu

  • Lên thời khoá biểu dài hạn trước đó để chuẩn bị cho sự kiện. Thời khóa biểu ghi những việc phải làm trước khi sự kiện xẩy ra:
    • 1 năm, nửa năm, 5 tháng, 4 tháng, 3 tháng, 2 tháng trước;
    • 6 tuần, 4 tuần, 2 tuần,  8 ngày, 6 ngày, 4 ngày trước;
    • ngày hôm trước, đúng ngày,  những ngày sau đó…
  • Thực hiện thời khóa biểu để kế hoạch tiến triển tốt đẹp.

5. Nội dung chủ đạo

Mỗi sự kiện cần có một nội dung chủ đạo riêng. Nội dung chủ đạo của sự kiện cần được nhấn mạnh và diễn tả được diễn tả qua Hình ảnh và Màu sắc chủ đạo, đặc biệt được thể hiện trong Logo (biểu tượng), Slogan (châm ngôn, khẩu hiệu), Bài ca và Điệu múa chủ đạo. Người tham dự sự kiện cũng phải đọc được nội dung chủ đạo này trong toàn thể hoạt động và khu vực tổ chức: cổng chào, băng-rôn, poster, áo, mũ, tài liệu, bản tin, bìa sách, băng đĩa, quà tặng, diễn tiến…

V.   XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG

1. Khái niệm

Khủng hoảng là một trường hợp:

  • Khẩn cấp, không thể kiểm soát được
  • Có thể xẩy ra bất kỳ nơi đâu bất cứ thời điểm nào và thường vào lúc ít để ý nhất
  • Tin đồn lan rộng và nhanh chóng
  • Giới truyền thông liên tục đưa tin bất lợi
  • Uy tín của tổ chức bị ảnh hưởng
  • Tạo sức ép cực lớn, tác động mạnh đến công chúng
  • Đòi hỏi phải hành động tức thời để tránh những tác động tiêu cực cho tổ chức và công chúng .

2. Phân loại

  • Khủng hoảng do thiên tai.
  • Khủng hoảng do con người:
    • Khủng bố, bạo hành
    • Phạm pháp
    • Khủng hoảng nhân sự
    • Khủng hoảng mục vụ
    • Khủng hoảng ý thức
    • Khủng hoảng hệ thống
    • Khủng hoảng tài chính .

3. Xử lý

a. Tiền khủng hoảng

  • Thiết lập hệ thống và công cụ
  • Xem xét
  • Đánh giá tình hình
  • Theo dõi.

b. Trong khủng hoảng

  • Phát hiện
  • Ngăn cản, kiềm chế, cô lập
  • Hồi phục
  • Biến khủng hoảng thành lợi thế.

c. Hậu khủng hoảng

  • Tiếp tục bám sát
  • Ghi nhớ tình trạng
  • Đánh giá ảnh hưởng

4. Tư thế chuẩn bị

  • Luôn đặt những câu hỏi:
  • Nếu khủng hoảng xẩy ra thì phải làm gì?
  • Trù bị liên hệ với ai?
  • Nhân viên phải làm thế nào?
  • Không phải ai cũng được phép phát biểu; nếu phát biểu thì phải nhất quán theo định hướng nào?

5. Hệ thống và công cụ trù tính

  • Chọn lựa Đội xử lý khủng hoảng (Crisis Management Team)
  • Chọn phát ngôn viên (Spokesperson)
  • Phát triển kế hoạch xử lý khủng hoảng (Crisis Management Plan)
  • Chuẩn bị hệ thống truyền thông khủng hoảng (Crisis Communication System)

6. Đội xử lý khủng hoảng  (CMT – Crisis Management Team)

CMT là nhóm người được chọn để xử lý khủng hoảng. Mỗi thành viên được giao một công tác chuyên biệt: pháp lý, xã hội, chính trị, y tế, thu thập dữ liệu, thông tin vào, thông tin ra,  nhu cầu truyền thông…

7. Xem xét

  • Xác định, tìm kiếm nguồn gốc tiềm tàng
  • Phân tích vấn đề của ngành
  • Phân tích vấn đề của tổ chức
  • Phân tích vấn đề của cá nhân
  • Đánh giá nguy cơ, vấn đề tiềm ẩn
  • Mối quan hệ các bên.

8. Dấu hiệu khủng hoảng

  • Chuỗi các sự kiện xẩy đến dồn dập
  • Các diễn biến đột ngột, ngạc nhiên
  • Hoạt động bình thường bị gián đoạn
  • Thông tin không đầy đủ
  • Mất kiểm soát
  • Dò xét chi li – nội bộ và bên ngoài
  • Tâm trạng bị bao vây
  • Hốt hoảng
  • Rút vào thinh lặng.

9. Các bước xử lý

  • Chuẩn bị từ trước
  • Phát hiện các dấu hiệu
  • Xác định khủng hoảng
  • Triệu tập Đội xử lý
  • Chọn phát ngôn viên
  • Ra tuyên bố tạm
  • Các media cần dùng
  • Các nhóm người cần tiếp xúc
  • Kế hoạch giải quyết
  • Hồi phục
  • Biến khủng hoảng thành lợi thế
  • Tuyên bố khủng hoảng kết thúc
  • Tiếp tục theo dõi.
  • Ghi nhớ tình trạng
  • Đánh giá ảnh hưởng
  • Hướng đến tương lai.

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

BÀI HỌC: TIN ẢNH - TIN NGẮN

TIN NGẮN

TỰA ĐỀ

Tựa đề What (sự kiện gì):

Tựa đề nổi bật:

DẪN NHẬP

Sapô

Chuyển mạch

NHẬP BÀI

- What (sự kiện gì):

- When (vào lúc nào):

- Where (ở đâu):

THÂN BÀI 

- Who (có những ai)

  • Chủ tế Thánh lễ là
  • Đồng tế với ngài có
  • Tham dự Thánh lễ có

- How (như thế nào)

- Why (tại sao)

KẾT BÀI

Sự kiện kết thúc

  • lúc nào:
  • như thế nào:
  • trong bối cảnh nào

VÍ DỤ

TỰA ĐỀ

Tựa đề What: Thánh lễ Khai giảng năm học 2020-2021 của Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn

Tựa đề nổi bật:

DẪN NHẬP 

Sapô

Chuyển mạch

NHẬP BÀI 

- What: Thánh lễ Khai giảng năm học 2020-2021 của Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn

- When: lúc 18g thứ Tư 23-9-2020

- Where: nguyện đường Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn

THÂN BÀI 

- Who

  • Chủ tế Thánh lễ là Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
  • Đồng tế với ngài có các linh mục làm việc tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn
  • Tham dự Thánh lễ có các giảng viên, nhân viên của HVMV và khoảng .... học viên 

- How

- Why

KẾT BÀI 

Sự kiện kết thúc

  • lúc nào:
  • như thế nào: 
  • trong bối cảnh nào: Được biết, năm học 2020-2021 của HVMV kéo dài từ đầu tháng Chín 2020 đến hết tháng Năm 2021. 
Giảng viên: Soeur Teresa Võ Trần Sơn Nữ Duyên Sa

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

BÀI HỌC: TIN NÓNG - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH - VIDEO NHÓM

MỤC VỤ ĐƯA TIN 

TIN CHỮ

1.      Định nghĩa Tin tức

  • Sự kiện quan trọng vừa xẩy ra
  • Được kể lại theo văn phong báo chí
  • Được phổ biến tức thời.

2.      Đặc tính

  • Thời sự, mới lạ, cấp thời
  • Tác động, gần gũi, liên quan
  • Quan trọng, cần biết        
  • Xung đột, nổi tiếng
  • Ngắn gọn, súc tích trong ngôn từ và cách diễn tả.

3.      Phân loại

  • K mt s kin duy nht, din ra trong mt thi gian ngn và nhn mnh vào din biến cách khách quan.
  • Gm 5W và 1H (What - When - Where - Who - How - Why) vi cu trúc tháp ngược: đưa nhng gì quan trng ct yếu lên nhp đề và trin khai chi tiết trong thân bài.
  • Khách quan, không đưa ý kiến ca tác gi vào bn tin.
  • B cc: Nhp đề (What - When - Where), Thân bài (Who - How - Why), Kết lun (S kin kết thúc lúc nào, như thế nào, trong bi cnh nào). 

  • Nhn mnh vào nhân vt và khéo léo dùng t tht ngn gn để din t cm xúc ca các nhân vt cùng nhng din biến căng thng, vượt tr ngi đầy kch tính.
  • S đip và nhân vt (Li dn nhp - Nhân vt chính) là điu được nhc đến đầu tiên.
    • Tin mm ngn: chỉ kể một sự kiện duy nhất theo bố cục: Nhập đề (Dẫn nhập - Nhân vật chính - What - When - Where), Thân bài (Who - How - Why), Kết luận (Sự kiện kết thúc lúc nào, như thế nào, trong bối cảnh nào). vn mang tính khách quan, không có ý kiến ca tác gi
    • Tin mm ký s: kể một sự kiện duy nhất với nhiều chi tiết, hoặc kể một sự kiện diễn ra trong một thời gian dài.  
    • Tin mm phóng s: k v nhiu s kin xy ra nhiu nơi để minh ho cho mt ch đề, kèm thêm ý kiến riêng ca tác gi, nhm khơi gi suy nghĩ và xúc cm ca độc gi. Trong phóng s, nhng tr ngi, nhng kch tính và cm xúc được sp xếp mi lúc mt tăng thêm, cui cùng đi đến mt cao trào tt đỉnh đầy bc xúc, thúc đẩy phi đưa ra hướng gii quyết. Lưu ý: Ch đưa ý kiến riêng cách ngn gn sau khi đã trình bày nhng s kin có tht, vi nhng nhân vt, nơi chn có tên tui rõ ràng, din ra vào nhng thi đim rõ rt (ghi rõ năm, tháng, ngày, gi) vi nhng con s thông kê chính xác và nhng li phát biu được trích dn cách sng động, độc đáo, sc bén...