Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

BÀI HỌC: KỶ YẾU GIÁO XỨ & VĂN KIỆN CỦA GIÁO HỘI VỀ TRUYỀN THÔNG

Năm 1936, văn kiện Vigilanti Cura của Đức Giáo hoàng Piô XI về phim ảnh đã mở ra một chuỗi những văn kiện tích cực của Hội Thánh về truyền thông xã hội.

Sau đó, năm 1957, có văn kiện Miranda Prorsus của Đức Piô XII về các phương tiện điện tử, kể thêm truyền thanh và truyền hình vào với phim ảnh. Văn kiện rất sâu sắc này đã trở thành nguồn gợi hứng cho Sắc lệnh về Truyền thông Xã hội của Công đồng Vatican II.

Văn kiện Inter Mirifica (1963) của Công đồng Vatican II trước tiên được đưa ra cho các Nghị phụ Công đồng xem xét và đã được cắt ngắn từ 144 đoạn xuống chỉ còn 24 đoạn để chỉ giữ lại các điểm cơ bản, nhưng với một đòi hỏi rõ ràng (IM 23) là: Uỷ ban Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội sẽ cử một ban chuyên môn soạn thảo một Huấn thị Mục vụ chi tiết.

Chính Uỷ ban Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội này - cũng là kết quả từ các nghị quyết và đề nghị của Công Đồng, và là một cơ quan thường trực về truyền thông (IM 19) - đã soạn Huấn thị Communio et Progressio. Huấn thị Communio et Progressio được xuất bản năm 1971. Văn kiện này gồm 187 đoạn và được viết dựa trên các nguyên tắc của Sắc lệnh Công đồng Vatican II. Huấn thị này được coi là một trong số các văn kiện hay nhất của Hội Thánh về Truyền thông Xã hội từ trước tới nay.

Khoảng 20 năm sau khi Huấn thị này ra đời, một Huấn thị Mục vụ thứ hai là Aetatis Novae được xuất bản năm 1992 để kỷ niệm, bổ túc và tiếp nối Huấn thị 1971. Điều này cũng được ghi rõ trong phụ đề của Huấn thị là được ban hành “nhân kỷ niệm năm thứ 20 Huấn thị Communio et Progressio”.

Theo sau việc đưa vào hằng năm Ngày Thế giới Truyền thông xã hội qua Sắc lệnh Inter Mirifica của Vatican II (số 18), kể từ đó các Đức Giáo Hoàng hằng năm đều gửi một sứ điệp cho ngày ấy với một chủ đề đặc biệt. Sưu tập các thông điệp này là một kho tàng được thêm vào cho các giáo huấn của Hội Thánh về Truyền thông Xã hội, đặc biệt trong khía cạnh mục vụ của nó (xem thêm ở Phần II, 4.3.6).

Ngoài hai văn kiện chính thức này của Huấn Quyền và của Công đồng Vatican II, còn có các tài liệu khác của Thánh bộ Truyền Thông (tên cũ là Uỷ ban / Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội) về các đề tài và các mối quan tâm đặc biệt. Chẳng hạn, chúng ta có một văn kiện về “Khiêu dâm và Bạo lực: Một Phản ứng Mục vụ” (1989) và một về “Các tiêu chuẩn về hợp tác đại kết và liên tôn trong Truyền thông” (1989). Cũng có các bản văn về Đạo đức trong Quảng cáo (1987), trong Truyền thông (2000) và trên Internet (2002). Còn có một văn kiện về “Hội Thánh và Internet” (2002). Tất cả các văn kiện này phản ánh một mối quan tâm mục vụ sâu xa và rất có ích trong các vấn đề mà các tựa đề nói lên.

Các cơ quan khác tại Toà Thánh cũng như các Hội đồng Giám mục, Liên Hội đồng các Giám mục Châu Á (FABC), và từng giám mục một cũng thỉnh thoảng công bố các văn kiện và các suy tư có thể nâng đỡ và soi sáng cho việc truyền thông mục vụ và truyền giáo và một phần đặt chúng trên cấp địa phương.

Để tham khảo bản văn đầy đủ của các văn kiện, xem: Franz-Josef Eilers (Chủ biên): Church and Social Communication. Basic Documents, 2nd Edition, (Logos/Divine Word) 1997, và: Supplement I, Basic Documents 1998-2002, Manila 2002.

Franz-Josef Eilers, svd, Communicating in Ministry and Mission, 3rd Edition, p. 85-87 

Nguồn: Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

BÀI HỌC: TỦ SÁCH ONLINE & MỤC VỤ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

TỦ SÁCH ONLINE

Cách tạo tủ sách online sử dụng Blogger theo HD của Cha Hiền

MỤC VỤ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

I.   ĐỊNH NGHĨA PR (PUBLIC RELATIONS)

PR là một kế hoạch sử dụng mọi phương tiện truyền thông sẵn có để tạo mối quan hệ tốt giữa thân chủ của mình với một công chúng được xác định.

Người làm PR phải tạo được nơi công chúng những hình ảnh đẹp và dư luận tốt về thân chủ của mình để công chúng tín nhiệm và ủng hộ những hoạt động và sản phẩm của thân chủ mình.

Mục đích của PR chính là giúp hai bên - thân chủ và công chúng - cùng có lợi, cùng hạnh phúc; đồng thời chân lý và tình yêu được thể hiện ngay trong những diễn tiến và thành quả của PR.

II.   PR & TRUYỀN GIÁO

Truyền giáo chính là làm PR cho Chúa và Giáo hội, là lên được kế hoạch (x. Êphêsô 1,9-11; Gioan 17,1) sử dụng mọi phương tiện truyền thông sẵn có để tạo được nơi công chúng của mình những hình ảnh đẹp (x. Colôsê 1,15) và công luận tốt (x. Matthêu 16,13) về Chúa và Giáo hội để công chúng tín nhiệm (tin cậy mến) và ủng hộ (gắn bó) Thiên Chúa và Giáo hội (x. Mc 9, 39 - 40).

Các thánh viên truyền thông cần học hỏi, nghiên cứu để áp dụng các phương pháp và các kỹ thuật rất tốt đẹp của chuyên ngành PR mà loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu hơn trong thế giới hôm nay bằng những kế hoạch truyền thông được thiết kế có bài bản. Làm như thế cũng là để noi gương Thiên Chúa, Đấng đã lên cả một kế hoạch từ đời đời để cứu độ nhân loại.

Tất nhiên, khi lên kế hoạch chi tiết để truyền giáo và truyền thông, con người không được chỉ dựa vào những tính toán kỹ thuật tỉ mỉ của mình mà trên hết phải dựa vào sự soi sáng khôn ngoan của Chúa Thánh Thần và chuẩn bị tinh thần mở ngỏ hầu có khả năng đón nhận những hoạt động tự do rất bất ngờ của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn luôn lớn hơn, phong phú hơn mọi kế hoạch của con người (x. Ga 3,8; ĐTC: căn bệnh thứ tư của Giáo triều).

III.  DIỄN TIẾN CỦA PR

Công việc PR được diễn tiến qua 4 giai đoạn: nghiên cứu, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch truyền thông và lượng giá:

NGHIÊN CỨU

A. KỸ THUẬT

1. Nghiên cứu con người

a. Phỏng vấn cá nhân
b. Tiếp xúc với nhóm trọng điểm
c.  Phân tích các phản hồi
d. Phân tích dữ liệu có sẵn

2. Nghiên cứu sự kiện: điển cứu

3. Nghiên cứu môi trường

4. Nghiên cứu truyền thông.

B. PHƯƠNG PHÁP

1. Bản câu hỏi & cách tiếp cận

2. Định lượng & định tính

3. Sơ cấp & thứ cấp, bài bản & linh động

4. Đạo đức trong nghiên cứu.

LÊN KẾ HOẠCH

A. PHÂN TÍCH

1. Phân tích SWOT

2.  Tầm nhìn & Sứ mạng (Vision & Mission)

3.  Mục đích & Mục tiên (Purpose & Goals)

4. Chiến lược & Chiến thuật (Strategy & Tactics).

B. XÁC ĐỊNH

1. Lịch trình & Nguồn tài nguyên ( Schedule & Resources)

2. Lượng giá (Evaluation)

3. Cấu trúc (Structure)

4. Tóm tắt cho lãnh đạo (Presentation).

THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG

A. TRUYỀN THÔNG CÓ KIỂM SOÁT

1. Quảng cáo

2. Bộ tư liệu truyền thông

3. Kỹ năng mềm

4. PR Lời Chúa

B. TRUYỀN THÔNG KHÓ KIỂM SOÁT

1. Quan hệ với giới truyền thông

2. Tổ chức sự kiện

3. Tài trợ

4. Xử lý khủng hoảng.

LƯỢNG GIÁ

A. TIÊU CHÍ

1. Định lượng

2. Định tính

B. ĐO LƯỜNG

1. Thái độ

2. Nhận thức

3. Hành vi

4. Lan truyền.

IV.  TỔ CHỨC SỰ KIỆN

1. Khái niệm

Tổ chức sự kiện là tổ chức giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, học hỏi, hội thảo, cầu nguyện, tĩnh tâm, liên hoan… nhân một sự kiện đặc biệt xảy ra vào một thời điểm nhất định, với một mục đích đặc biệt. Công việc tổ chức này giúp mọi người tham dự hiểu biết hơn về một đối tượng (nhân vật, tập thể, thương hiệu, sản phẩm) và giúp cho công chúng biết đến đối tượng khi giới truyền thông đưa tin về sự kiện này. Đây là một dạng hoạt động PR rất quan trọng.

 Đối với các tín hữu sống trong một giáo xứ, các sự kiện quan trọng trong năm của giáo xứ cần phải được tổ chức là:

  • Tĩnh tâm mùa Vọng, mùa Chay.
  • Thánh lễ Giáng sinh, Phục Sinh.
  • Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu.
  • Khai giảng & bế giảng các lớp giáo lý.
  • Bổn mạng Giáo xứ, Giáo khu, đoàn thể, Cha xứ…
  • Các Đại hội.
  • Tiếp sức mùa thi.
  • Đức Giám mục về ban phép Bí tích Thêm sức, Bao đồng…
  • Khánh thành một công trình xây dựng.
  • Kỷ niệm ngân khánh, kim khánh…

Lễ bổn mạng giáo xứ có thể được coi là sự kiện đỉnh cao của giáo xứ. Mục đích tổ chức lễ mừng bổn mạng giáo xứ:

  • Đánh giá các hoạt động của giáo xứ trong năm qua, rút ra những ưu khuyết điểm.
  • Tuyên dương những đóng góp xuất sắc.
  • Đưa ra phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo.

2. Những việc phải làm khi tổ chức sự kiện

  • Lên kế hoạch chiến lược
  • Liệt kê tham dự viên
  • Liệt kê cơ hội & khó khăn
  • Liệt kê công việc
  • Liệt kê tài chánh
  • Liệt kê hậu cần
  • Liệt kê hoạt động truyền thông
  • Liệt kê cơ cấu nhân sự
  • Thực hiện
  • Đánh giá
  • Cám ơn.

3. Các việc cần nhớ

  •  Bí quyết thành công
  •  Mục đích sự kiện
  •  Lường trước những khó khăn
  •  Theo sát các bản liệt kê
  •  Kế hoạch tài chánh
  •  Kế hoạch truyền thông
  •  Kế hoạch nối kết nhân sự
  •  Mừng công & Cám ơn.

4. Thời khoá biểu

  • Lên thời khoá biểu dài hạn trước đó để chuẩn bị cho sự kiện. Thời khóa biểu ghi những việc phải làm trước khi sự kiện xẩy ra:
    • 1 năm, nửa năm, 5 tháng, 4 tháng, 3 tháng, 2 tháng trước;
    • 6 tuần, 4 tuần, 2 tuần,  8 ngày, 6 ngày, 4 ngày trước;
    • ngày hôm trước, đúng ngày,  những ngày sau đó…
  • Thực hiện thời khóa biểu để kế hoạch tiến triển tốt đẹp.

5. Nội dung chủ đạo

Mỗi sự kiện cần có một nội dung chủ đạo riêng. Nội dung chủ đạo của sự kiện cần được nhấn mạnh và diễn tả được diễn tả qua Hình ảnh và Màu sắc chủ đạo, đặc biệt được thể hiện trong Logo (biểu tượng), Slogan (châm ngôn, khẩu hiệu), Bài ca và Điệu múa chủ đạo. Người tham dự sự kiện cũng phải đọc được nội dung chủ đạo này trong toàn thể hoạt động và khu vực tổ chức: cổng chào, băng-rôn, poster, áo, mũ, tài liệu, bản tin, bìa sách, băng đĩa, quà tặng, diễn tiến…

V.   XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG

1. Khái niệm

Khủng hoảng là một trường hợp:

  • Khẩn cấp, không thể kiểm soát được
  • Có thể xẩy ra bất kỳ nơi đâu bất cứ thời điểm nào và thường vào lúc ít để ý nhất
  • Tin đồn lan rộng và nhanh chóng
  • Giới truyền thông liên tục đưa tin bất lợi
  • Uy tín của tổ chức bị ảnh hưởng
  • Tạo sức ép cực lớn, tác động mạnh đến công chúng
  • Đòi hỏi phải hành động tức thời để tránh những tác động tiêu cực cho tổ chức và công chúng .

2. Phân loại

  • Khủng hoảng do thiên tai.
  • Khủng hoảng do con người:
    • Khủng bố, bạo hành
    • Phạm pháp
    • Khủng hoảng nhân sự
    • Khủng hoảng mục vụ
    • Khủng hoảng ý thức
    • Khủng hoảng hệ thống
    • Khủng hoảng tài chính .

3. Xử lý

a. Tiền khủng hoảng

  • Thiết lập hệ thống và công cụ
  • Xem xét
  • Đánh giá tình hình
  • Theo dõi.

b. Trong khủng hoảng

  • Phát hiện
  • Ngăn cản, kiềm chế, cô lập
  • Hồi phục
  • Biến khủng hoảng thành lợi thế.

c. Hậu khủng hoảng

  • Tiếp tục bám sát
  • Ghi nhớ tình trạng
  • Đánh giá ảnh hưởng

4. Tư thế chuẩn bị

  • Luôn đặt những câu hỏi:
  • Nếu khủng hoảng xẩy ra thì phải làm gì?
  • Trù bị liên hệ với ai?
  • Nhân viên phải làm thế nào?
  • Không phải ai cũng được phép phát biểu; nếu phát biểu thì phải nhất quán theo định hướng nào?

5. Hệ thống và công cụ trù tính

  • Chọn lựa Đội xử lý khủng hoảng (Crisis Management Team)
  • Chọn phát ngôn viên (Spokesperson)
  • Phát triển kế hoạch xử lý khủng hoảng (Crisis Management Plan)
  • Chuẩn bị hệ thống truyền thông khủng hoảng (Crisis Communication System)

6. Đội xử lý khủng hoảng  (CMT – Crisis Management Team)

CMT là nhóm người được chọn để xử lý khủng hoảng. Mỗi thành viên được giao một công tác chuyên biệt: pháp lý, xã hội, chính trị, y tế, thu thập dữ liệu, thông tin vào, thông tin ra,  nhu cầu truyền thông…

7. Xem xét

  • Xác định, tìm kiếm nguồn gốc tiềm tàng
  • Phân tích vấn đề của ngành
  • Phân tích vấn đề của tổ chức
  • Phân tích vấn đề của cá nhân
  • Đánh giá nguy cơ, vấn đề tiềm ẩn
  • Mối quan hệ các bên.

8. Dấu hiệu khủng hoảng

  • Chuỗi các sự kiện xẩy đến dồn dập
  • Các diễn biến đột ngột, ngạc nhiên
  • Hoạt động bình thường bị gián đoạn
  • Thông tin không đầy đủ
  • Mất kiểm soát
  • Dò xét chi li – nội bộ và bên ngoài
  • Tâm trạng bị bao vây
  • Hốt hoảng
  • Rút vào thinh lặng.

9. Các bước xử lý

  • Chuẩn bị từ trước
  • Phát hiện các dấu hiệu
  • Xác định khủng hoảng
  • Triệu tập Đội xử lý
  • Chọn phát ngôn viên
  • Ra tuyên bố tạm
  • Các media cần dùng
  • Các nhóm người cần tiếp xúc
  • Kế hoạch giải quyết
  • Hồi phục
  • Biến khủng hoảng thành lợi thế
  • Tuyên bố khủng hoảng kết thúc
  • Tiếp tục theo dõi.
  • Ghi nhớ tình trạng
  • Đánh giá ảnh hưởng
  • Hướng đến tương lai.

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

BÀI HỌC: TIN ẢNH - TIN NGẮN

TIN NGẮN

TỰA ĐỀ

Tựa đề What (sự kiện gì):

Tựa đề nổi bật:

DẪN NHẬP

Sapô

Chuyển mạch

NHẬP BÀI

- What (sự kiện gì):

- When (vào lúc nào):

- Where (ở đâu):

THÂN BÀI 

- Who (có những ai)

  • Chủ tế Thánh lễ là
  • Đồng tế với ngài có
  • Tham dự Thánh lễ có

- How (như thế nào)

- Why (tại sao)

KẾT BÀI

Sự kiện kết thúc

  • lúc nào:
  • như thế nào:
  • trong bối cảnh nào

VÍ DỤ

TỰA ĐỀ

Tựa đề What: Thánh lễ Khai giảng năm học 2020-2021 của Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn

Tựa đề nổi bật:

DẪN NHẬP 

Sapô

Chuyển mạch

NHẬP BÀI 

- What: Thánh lễ Khai giảng năm học 2020-2021 của Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn

- When: lúc 18g thứ Tư 23-9-2020

- Where: nguyện đường Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn

THÂN BÀI 

- Who

  • Chủ tế Thánh lễ là Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
  • Đồng tế với ngài có các linh mục làm việc tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn
  • Tham dự Thánh lễ có các giảng viên, nhân viên của HVMV và khoảng .... học viên 

- How

- Why

KẾT BÀI 

Sự kiện kết thúc

  • lúc nào:
  • như thế nào: 
  • trong bối cảnh nào: Được biết, năm học 2020-2021 của HVMV kéo dài từ đầu tháng Chín 2020 đến hết tháng Năm 2021. 
Giảng viên: Soeur Teresa Võ Trần Sơn Nữ Duyên Sa